Viễn chí có tác dụng gì? 14 bài thuốc dân gian từ Viễn chí

Viễn chí có tác dụng gì? Viễn chí là dược liệu an thần, cường khí, long đờm. Nên đây là dược liệu này thường được dùng để chữa ho có đờm, viêm phế quản, thần kinh suy nhược, mất ngủ… Nhưng hoạt chất trong viễn chí có thể gây khó chịu đường tiêu hóa nên không dùng cho người bị viêm loét dạ dày tá tràng.

  • Tên khác: Khổ viễn chí,viễn chí nhục,  tỉnh tâm trượng, khổ yêu, yêu nhiễu, chích viễn chí, nga quản chí thông, chí thông…
  • Pháp danh khoa học của Viễn Chí: Polygala tenuifolia Willd
  • Thuộc họ: Polygalaceae
Viễn chí có tác dụng gì? 14 bài thuốc dân gian từ Viễn chí
Viễn chí có tác dụng gì? 14 bài thuốc dân gian từ Viễn chí

MÔ TẢ THỰC VẬT

Rễ hình trụ hơi cong, dài từ 10-15cm, đường kính khoảng 0,3-0,8cm. Mặt ngoài rễ có màu xám nâu nhạt, có nếp nhăn dọc và ngang. Lớp vỏ dày dễ tách ra khỏi phần gỗ. Vỏ cây màu nâu nhạt, gỗ có màu vàng ngà. Vị đắng mạnh. “Viễn Chí Nhục” là loại Viễn Chí bị bỏ lớp gỗ bên trong.

MÔ TẢ CÂY

Ở nước ta có nhiều loài viễn chí:

  1. Polygala cardiocarpa Kurz
  2. Polygala japonica Houtt
  3. Polygala tonkinensis Chodat
  4. Polygala glomerata Lour
  5. Polygala brachystachya DC
  6. Polygala sibirica L
  7. Polygara aurata Gagnep

Dưới đây là một số loài thực vật đã được tìm thấy ở nước ta và được ghi nhận là có giá trị làm thuốc.

  • Polygala japonica Houtt. 

Đây là Nam viễn chí. Là cỏ nhỏ, cao 10-20cm, chồi trực tiếp từ gốc, có lông tơ nhỏ li ti, phủ lông mịn. Lá có nhiều dạng: lá dưới hình bầu dục, rộng 4-5mm, lá trên có sọc, nhọn, dài 20mm và rộng 3-5mm, mép cuốn xuống mặt dưới. Thân cây chỉ dài 0,5 mm. Hoa mọc thành chùm thưa, ngắn, có hai, ba hoặc nhiều hoa. Các hoa màu xanh lục nhạt ở phía dưới, màu trắng ở giữa và màu tím ở phía trên. Quả nang hình bầu dục nhẵn, rộng 1mm. Xuất hiện ở Ninh Bình mùa hoa cải vào tháng ba.

  • Polygala glomerata Lour. 

Là cỏ mọc hàng năm, cao 20-30cm. Thân có lông, phân nhánh ở gốc, lá hình elip hoặc hình mác, nhọn hoặc tròn ở đầu, có chiều dài 15-55 mm, và rộng 10-25 mm, cuống ngắn, nhiều hoa. Quả dài 4 mm, rộng 3 mm. Hạt hình trứng, có lông, dài 3 mm.

  • Polygala sibirica L.

Cây thảo sống lâu năm, chiều cao từ 10-20cm, thân dày 1-6mm. Các lá mọc xen kẽ nhau. Các lá phía dưới nhỏ hơn, hình mác dài 0,6-3cm và rộng 3-6mm. Hai mặt lá có lông mịn. Hoa mọc thành chùm, dài 3-7 cm, cánh hoa màu xanh tím. Quả nang hình bầu dục dài 4-5mm.

Thu hái – sơ chế

Thời gian thu hoạch vào mùa xuân và thu. Sau lúc cây được đào gốc lên, loại bỏ tạp chất, rễ nhỏ và cành bị khô. Lớp vỏ bên ngoài hơi nhăn sau đó được lau khô, loại bỏ phần lõi gỗ bên trong và để khô hoàn toàn.

Ngoài ra, Viễn chí có những phương pháp bào chế sau

  • Chích viễn chí: Sắc 5kg viễn chí với 100gr cam thảo. Đun lửa nhỏ để nước thấm vào trong dược liệu, sau đó để khô lại.
  • Bỏ phần lõi ra và sao dược liệu

Bảo quản

Bảo quản nơi khô ráo, tránh ẩm mốc và ánh sáng trực tiếp.

Thành phần hóa học

Viễn chí đa dạng về dược chất có lợi, ngoài dầu béo, nhựa. Viễn chí có những dược chất như: Tenuifoliose A, B, C, D, E, F, Onjisapomin A, B, C, D, E, E, G, saponin triterpen, polygalitol,…

Công dụng

Theo Y học hiện đại

  • Thân rễ lá cây đềucó tác dụng chống co giật và giúp an thần (tài liệu của Trung dược học ghi chép).
  • Chiết cồn ​​thảo mộc có tác dụng ức chế vi khuẩn Shigella, Mycobacterium tuberculosis, vi khuẩn Gram dương và thương hàn (tài liệu của Trung dược học ghi chép).
  • Thuốc uống và thuốc tiêm tĩnh mạch của dược liệu này đều có tác dụng kích thích tử cung. Mức độ kích thích của tử cung có thai và không có thai là như nhau (tài liệu của Trung dược học ghi chép).
  • Tác dụng long đờm rõ rệt do thảo dược kích thích thành dạ dày, gây phản xạ tăng tiết dịch phế quản (theo Trung Dược Học).
  • Hoạt chất Senegi trong dược liệu có tác dụng tán huyết, hạ huyết áp (theo Trung dược học).
  • Saponin trong viễn chí này có thể gây kích ứng dạ dày và gây buồn nôn. Vì vậy người bị viêm loét dạ dày tá tràng không nên dùng (theo TCM).
  • Độc tính: Liều cao có thể gây nguy hiểm tính mạng chuột trong phòng thí nghiệm.

Y học cổ truyền

Điều trị: Do có tác dụng an thần, gây ngủ, long đờm nên thuốc này có hiệu quả với những đối tượng sau:

  • Mất ngủ, suy nhược thần kinh, hay quên, làm việc quá sức có thể dẫn đến sa sút trí tuệ, lâu ngày gây thất vọng và trầm cảm.
  • Trị ho, long đờm, viêm phế quản mãn tính.
  • Thường căng thẳng và không ổn định.

Cách dùng và liều dùng

Viễn chí có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau, tùy theo mục đích sử dụng. Nó có thể được sử dụng một mình hoặc kết hợp với các loại thuốc khác. Trong số này, các bài thuốc nam được dùng phổ biến nhất ở dạng thuốc sắc, với liều lượng khuyến cáo từ 3 đến 6 gam mỗi ngày.

Không sử dụng kết hợp vớiTề tào, Trân châu, Lê lô. Ngoài ra, đột ngột sốt cao, lú lẫn, vã mồ hôi, môi khô, phân khô, nước tiểu đỏ ngắn, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ, viêm loét dạ dày – tá tràng … không nên dùng dược liệu này

Dược liệu viễn chí có tác dụng làm tan đờm, khai khiếu. Nếu viễn chí được chích mật, độc tính sẽ giảm, kích ứng dạ dày cũng vậy.

Viễn chí có tác dụng gì? 14 bài thuốc dân gian từ Viễn chí
Viễn chí có tác dụng gì? 14 bài thuốc dân gian từ Viễn chí

14 bài thuốc từ viễn chí

Bài thuốc 1: Chữa tâm thống

  • 40g xương bồ (thái nhỏ)
  • 40g viễn chí (bỏ lõi, tán nhuyễn bột mịn)

Mỗi lần dùng 12g đem sắc với 1 chén nước, còn lại 7 phân, đem bỏ bã và uống ấm.

Bài thuốc 2: Chữa sưng đau, họng

Dùng viễn chí nhục tán thành bột mịn, dùng bột mịn thổi vào họng đau, phần đờm ra nhiều sẽ nhanh khỏi.

Bài thuốc 3: Chữa khí uất, cổ trướng

  • 160g viễn chí nhục
  • 3 lát gừng tươi

Mỗi lần lấy 20g dùng viễn chí nhục sao với trấu. Sắc cùng 3 lát gừng, uống hàng ngày khi nước còn nóng. 

Bài thuốc 4: Chữa vú sưng

Chưng viễn chí với rượu. Uống nước cốt, còn phần bã đắp vào vết thương.

Bài thuốc 5: Chữa thần kinh suy nhược

Bài thuốc này chữa thần kinh suy nhược vì các nguyên nhân tâm huyết kém, mơ nhiều, hồi hợp, khó ngủ

  • 10g viễn chí
  • 10g phục linh
  • 3g xương bồ

Sắc thuốc uống, kiên trì sử dụng sẽ giúp thần kinh vững vàng hơn.

Bài thuốc 6: Chữa viêm phế quản, ho có đờm

  • 8g viễn chí
  • 6g cam thảo
  • 6g cát cánh

Bài thuốc 7: Chữa nhọt độc, phát bối

Bỏ lõi rồi giã nát, sắc với 1 chén rượu, bã đắp vào vết thương.

Bài thuốc 8: Chữa não phong, đau đầu

  • Bỏ lõi và xay nhuyễn viễn chí. Mỗi lần thổi 2g vào hốc mũi, đồng thời ngậm nước lạnh trong miệng.

Bài thuốc 9: Chữa tiểu có màu đỏ, đục

  • 500g viễn chí
  • 80g ích trí nhân
  • 80g phục thần

Ngâm viên chí với cam thảo trong nước, còn ích trí nhân và phục thần tán bột. Lấy chưng thành hỗn hợp sền sệt rồi trộn bột thành một viên, viên thuốc to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 50 viên uống với nước táo đỏ

Bài thuốc 10: Chữa thần kinh suy nhược, khó ngủ

  • 8g viễn chí 

Tán nhuyễn thành bột, mỗi lần dùng 8g viễn chí, ngày uống 2 lần sẽ giúp dễ ngủ, an thần.

Bài thuốc 11: Chữa thần kinh suy nhược, tâm huyết kém sinh

  • 10g viễn chí
  • 10g phục linh
  • 10g đảng sâm
  • 10g mạch môn
  • 10g đương quy
  • 10g đại táo
  • 10g bạch thược
  • 10g sinh khương
  • 3g cam thảo
  • 3g quế tâm

Sắc thuốc uống, đun nhỏ lửa đến khi nước cô cạn còn 1 nửa. Uống trong ngày, khi thuốc còn ấm.

Bài thuốc 12: Chữa ho ra đờm

  • 12g viễn chí
  • 4g trần bì
  • 4g cam thảo 

Sắc lấy nước uống sẽ chữa được ho ra đờm.

Bài thuốc 13: Chữa cho trẻ bị sốt co giật

  • 8g sinh địa
  • 8g thiên trúc hoàng
  • 8g viễn chí
  • 8g câu đằng

Sắc lấy nước uống

Bài thuốc 14: Chữa mất ngủ, trí nhớ giảm, nhịp tim loạn

  • 10g toan táo nhân
  • 10g viễn chí
  • 50g gạo tẻ

Sắc 2 vị thuốc trên, rồi dùng nước thuốc nấu cháo với gạo tẻ, dùng trước khi ngủ để dễ ngủ hơn.

23 thoughts on “Viễn chí có tác dụng gì? 14 bài thuốc dân gian từ Viễn chí

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Liên hệ
Liên hệ