Bạn đang không biết cây muồng trâu là gì đúng không? Trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu nguồn gốc, đặc điểm và công dụng của loài cây này. Vì thế, các bạn đừng bỏ lỡ những thông tin vô cùng quý giá này nhé.
Nội dung chính của bài viết:
Tìm hiểu cây muồng trâu
Muồng trâu (Cassia seed) Đây là một loại thảo dược quý, có tác dụng rất tốt trong việc chữa trị các bệnh ngoài da. Muồng trâu thuộc họ Đậu và có tên khoa học là Cassia alata L. Ở Việt Nam, cây thuốc nam này còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như: cây muồng lác, cây tâng hét, cây lác hay muồng xức lác…
Muồng trâu chủ yếu sống ở những vùng có thời tiết khí hậu nóng, thường mọc trên các bãi đất trống. Và chúng thường được tìm thấy ở miền Tây nước ta ( Tiền Giang, Hậu Giang, Bến Tre…)
Cây thảo dược này có thể thu hoạch vào mùa hè khi mà cây chưa ra hoa. Cây muồng trâu có thể sử dụng tất cả các bộ phận làm thuốc chữa bệnh. Bạn có thể dùng lá, thân, rễ….để sắc thuốc uống. Tùy theo từng bệnh mà dùng muồng trâu tươi hoặc muồng trâu khô. Còn đối với quả của cây này thì thu hoạch vào cuối năm, tầm tháng 11 – tháng 12. Tuy nhiên, chỉ tách lấy hạt phơi khô dùng dần.
Đặc điểm của cây muồng trâu
Nếu bạn chưa biết phân biệt muồng trâu thì có thể quan sát qua bề ngoài của cây. Đây là loại thực vật có chiều cao dao động từ khoảng 2 -3m. Muồng trâu là cây thân nhỡ, đường kính của thân cây chỉ khoảng 20cm. Phần lá cây khá đặc biệt, đó là dạng lá kép lông chim. Trong đó, mỗi lá sẽ có khoảng 14 đôi là chét liên kết với nhau. Đầu và đuôi lá đều có dạng tròn, khoảng cách giữa các lá chét khá đều nhau.

Bên cạnh đó, hoa của cây muồng trâu thì mọc thành các cụm lớn, màu sắc vàng sậm. Mỗi một bông có chiều dài lớn từ khoảng 35cm -45cm. Quả muồng trâu có dạng hình hạt đậu, kích thước không quá lớn, chiều dài khoảng 15cm và rộng khoảng 2cm. Phía bên trong mỗi quá sẽ chứa khoảng 50 – 60 hạt nhỏ. Khi quả muồng lác còn nhỏ thì sẽ có màu sắc xanh nhạt, về sau khi quả già đi sẽ chuyển thành màu nâu đen.
Thành phần hóa học của cây muồng trâu
Cây muồng trâu có rất nhiều thành phần hóa học tốt cho việc chữa trị các bệnh lý ngoài da. Những thành phần đó đều được phân bố trên toàn bộ cây thuốc như:
- Ở trong lá, quả và rễ muồng trâu có chất Hàm lượng dao động từ 0,15-0,20% ở các phiến lá và anthraquinon 1,5-2% ở quả.
- Không những thế, trong lá muồng trâu còn có rhein emodin; chrysophanol, aloe emodin. Ngoài ra còn có một thành phần sitosterol trong rễ cây.
- Hạt cây muồng trâu có nhiều vi chất như: Canxi, Magie, Protein, Mangan, Natri,…
Các bộ phận của thảo dược có tính mát, khi ngửi sẽ có mùi hắc nhẹ, vị đắng. Tuy nhiên có tác dụng tốt cho sát trùng, nhuận tràng và thanh lọc cơ thể. Nếu phơi khô và sao vàng hạ thổ còn có tác dụng tiêu viêm hiệu quả.

Công dụng của muồng trâu trong chữa trị bệnh
Muồng trâu là cây thuốc nam có công dụng cực tốt trong việc điều trị bệnh liên quan đến da và xương khớp. Vì thế, nếu bạn đang tìm hiểu công dụng và cách dùng của loại thảo dược này thì hãy làm theo hướng dẫn sau đây:
Chữa trị các bệnh nấm dị ứng da
Trên cơ thể bạn đang xuất hiện tình trạng ngứa ngáy, dị ứng da do thời tiết thì có thể dùng lá muồng trâu để tắm. Hoặc cũng có thể đắp lá trực tiếp lên vùng da bị ngứa. Bên cạnh việc sử dụng lá tắm thì bạn cũng nên lấy quả muồng trâu đun sôi để uống. Sử dụng khoảng 25g quả khô đun với khoảng 1,5l nước. Uống vào buổi tối trước khi đi ngủ 1 bát thuốc.
Chữa lang ben
Lang ben là tình trạng da xuất hiện các đốm trắng nhỏ, gây mất thẩm mỹ và khiến người bị không tự tin. Do đó để chữa dứt điểm trình trạng này, bạn có thể dùng cây muồng trâu để sắc thuốc uống. Chỉ cần chuẩn bị khoảng 1 0- 15 lá muồng trâu, rửa sạch và đun sôi. Bạn lấy nước đun tắm hàng ngày hoặc có thể giã nát đắp lên vùng da bị lang ben. Mỗi ngày thực hiện một lần cho đến khi các vết đốm mất hẳn. Với cách chữa trị này, bạn có thể áp dụng cho các cách bệnh hắc lào, ghẻ,…
Lưu ý khi sử dụng cây muồng trâu
Nếu bạn sử dụng trực tiếp các bộ phận của cây thuốc cần phải rửa sạch và để ráo nước. Đồng thời tại các vùng da sử dụng cũng phải được vệ sinh sạch sẽ bằng dung dịch nước muối loãng hoặc thuốc sát trùng. Điều này nhằm hạn chế tối đa tình trạng nhiễm khuẩn da khiến bệnh tình nặng hơn.
Bên cạnh đó, nếu bạn bị yếu bụng hay tiêu chảy thì cũng không nên dùng muồng trâu để chữa bệnh. Vì thảo dược có tính mát, nó sẽ khiến bạn bị tiêu chảy nhiều hơn, gây mất nước trong cơ thể. Đặc biệt, không nên sử dụng quá nhiều muồng trâu trong thời gian dài. Cần phải có hướng dẫn và chỉ định của thầy thuốc hoặc những người có chuyên môn.
Như vậy, bài viết trên đây của Goldhealth đã giúp bạn khám phá cây muồng trâu (Cassia seed). Hãy tham khảo công dụng và các bài thuốc để chữa trị những bệnh lý liên quan nhé.
Tư vấn cho tôi nhé
Cần tư vấn ạ
Tôi cần tư vấn thêm ạ
Tư vấn cho tôi nhé
Mình cần tư vấn gia công sp
Mình cần tư vấn quy trình sản xuất thực phẩm chức năng
Tư ván cho mình nhé
Mình cần tìm hiểu thêm
Mình cần mua nguyên liệu
Tư vấn cho tôi nhé
Tư vấn cho tôi nhé
Mình cần tư vấn cho mình nhé