Cây cốt khí vị đắng tính ấm, mọc nhiều ở các vùng đồi núi nước ta, đông y thường dùng để chữa các bệnh về xương khớp, tim mạch, ung bướu…Để hiểu rõ hơn cây cốt khí là cây gì, cây cốt khí có tác dụng gì, cách sử dụng như thế nào, mời bạn đọc tìm hiểu cùng Gold Health thông qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính của bài viết:
Cây cốt khí củ là cây gì?
Cây cốt khí là một loại cây thân gỗ có các hạch to, tên khoa học Reynoutria japonica Houtt thuộc họ rau răm Polygonaceae.
Ngoài tên gọi cốt khí, dược liệu còn được biết đến với nhiều cái tên khác nhau như điền thất, ban trượng căn, hổ trượng căn, hoạt huyết đan…Hoặc nhiều loại như cốt khí tía, cốt khí muồng, cốt khí lùn.

Đây là loại cây sống lâu năm, chiều cao trung bình rơi vào khoảng từ 50 đến 100 cm, dáng mọc thẳng đứng, trên bề mặt cành cây đôi khi xuất hiện lốm đốm màu hồng tím.
Lá cốt khí hình trứng, dài khoảng 10-15 cm, rộng khoảng 7-10 cm, thường mọc theo kiểu so le nhau, mép lá nguyên không có răng cưa và cuống lá hơi ngắn. Từ kẽ lá sẽ mọc ra những chùm hoa màu trắng rất nhỏ nên nhiều người thường lầm tưởng loại cây này không có hoa.
Cây cốt khí cho quả sai nhất là vào khoảng từ tháng 9 đến tháng 10 hằng năm, quả có 3 cạnh, màu xanh khi còn non và chuyển sang nâu đỏ khi quả chín.
Khu vực phân bố
Khu vực phân bố chủ yếu của cây cốt khí ban đầu ở những vùng Đông Á sau lan dần xuống khắp vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên, Lào, Nhật Bản…
Ở nước ta, cây cốt khí mọc hoang hoặc được trồng nhiều ở những vùng đồi núi với độ cao từ 1000 đến 1.600 m như Sa Pa (Lào Cai), Cao Bằng, Hà Giang…
Cây cốt khí dễ sinh trưởng trong điều kiện môi trường ẩm, đất tơi xốp, có thể dễ dàng gieo trồng bằng rễ hoặc hạt, bón phân 2-3 lần/mùa vụ.
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến
Công dụng chữa bệnh của cây cốt khí đa phần tập trung tại phần rễ được thu hoạch vào khoảng từ đầu tháng 8 đến cuối tháng 9 trong năm, một số nơi là vào tháng 2-3.
Rễ cốt khí sau khi thu hái mang về rửa sạch cát đất, thái phiến mỏng rồi sấy hoặc phơi khô. Sau khi dược liệu khô lại thường sẽ có màu vàng nâu, đường kính khoảng 0,5-2 cm, nếm thấy vị hơi đắng, không rõ mùi.
Thành phần hóa học
Phân tích rễ cây cốt khí, các nhà khoa học tìm được các thành phần có giá trị dược lý cao bao gồm:
Emodin, rheum emodin
Chrysophanol, falacinol
Questin
Tanin
Resveratrol
Cu, Fe, Mn, Zn, K
Tác dụng dược lý
Trong đông y cây cốt khí có tác dụng gì?
Rễ cốt khí có vị đắng tính ấm, quy vào kinh can và kinh tâm bào, chủ trị:
- Đau xương nhức khớp
- Tê bì chân tay
- Kinh nguyệt không đều
- Đau bụng khi hành kinh
- Mỏi lưng mỏi gối
Theo y học hiện đại cây cốt khí có tác dụng gì?
Dựa trên những chất hóa học được chiết xuất từ bộ phận rễ, các chuyên gia đã tiến hành nhiều cuộc thí nghiệm chứng minh tác dụng dược lý của dược liệu, cụ thể như sau:
Ức chế tăng sinh khối u: dịch chiết rễ chứa emodin, chrysophanol… có có khả năng ức sự tăng sinh tế bào ung thư, ức chế đột biến ADN bởi 1- nitropyren.
Ức chế vi khuẩn: thành phần resveratrol cho tác dụng ức chế và kìm hãm sự phát triển của trực khuẩn mũ xanh, tụ cầu vàng, trực khuẩn lỵ…
Cầm máu, giảm ho, hạ cholesterol: các stiben trong rễ có tác dụng đẩy nhanh quá trình đông máu giúp cầm máu nhanh chóng, bên cạnh đó còn ức chế trung tâm gây ho và hỗ trợ hạ cholesterol máu.
Ngoài ra dược liệu còn giúp hạ đường huyết trong bệnh đái tháo đường, hạ huyết áp và triglyceride
Cây cốt khí chữa bệnh gì? Bài thuốc dân gian từ cây cốt khí củ
Chữa đau xương nhức khớp – Cây cốt khí có tác dụng gì?
Bài thuốc cần chuẩn bị các dược liệu như cốt khí và đơn gối hạc mỗi vị 12g, hy thiêm và cỏ xước mỗi vị 8g, binh lang và uy linh tiên mỗi vị 6g. Mang tất cả đi sao vàng hạ thổ rồi sắc lấy nước uống, mỗi ngày 1 thang, kiên trì thực hiện 5-7 ngày.
Trị bầm tím do va đập – Cây cốt khí có tác dụng gì?
Đem 20g cốt khí, 30g lá móng sắc với 300ml nước lọc sao cho còn lại 150ml rồi thêm 20ml rượu trắng khuấy đều. Chia hỗn hợp làm 2 lần uống hết trong ngày sẽ giúp giảm sưng, tan huyết.
Hỗ trợ trị viêm gan kèm vàng da – Cây cốt khí có tác dụng gì?
Lấy 20g cốt khí, lá liễu và địa cam thảo mỗi vị 30g sắc với 200ml nước lọc đến còn 100ml là được, mỗi ngày dùng 1 thang, dùng liên tục trong 5-7 ngày.
Hỗ trợ chữa xơ gan – Cây cốt khí có tác dụng gì?
Bài thuốc cần có 20g cốt khí, đan sâm, sơn tra, tả trạch mỗi vị 15g, chỉ sát 10g, hồng hoa và cam thảo mỗi vị 3g. Đem các dược liệu sắc với 200ml nước sao cho còn lại 100ml là đạt, uống hết trong ngày mỗi ngày 1 thang, kiên trì thực hiện trong 7 ngày.
Chữa chứng sưng vú – Cây cốt khí có tác dụng gì?
Để thực hiện bài thuốc chữa sưng vú cần chuẩn bị các dược liệu như rễ cây lá lốt và bồ công anh mỗi vị 10g, cốt khí và hạt muồng mỗi vị 12g, bạch truật 8g. Sắc tất cả dược liệu với 300ml nước lọc đến khi còn 150ml là đạt, dùng hết trong ngày.
Chữa bệnh viêm thấp khớp – Cây cốt khí có tác dụng gì?
Những dược liệu cần có trong bài thuốc là 15g cốt khí, bìm bìm và mộc thông mỗi vị 10g, gối hạc 15g. Mang tất cả sắc với 4 bát nước đến khi còn lại 2 bát thì chia thành 2 phần bằng nhau uống hết trong ngày. Thực hiện đến khi bệnh tình có tiến triển tốt thì ngưng.
Chữa đau bụng do chậm kinh nguyệt
Cốt khí và lá móng mỗi vị 10g đem sắc chung với 50ml rượu trắng trong khoảng 15 phút rồi chia thành 2 phần bằng nhau uống hết trong ngày. Kiên trì thực hiện 2-3 ngày để cho kết quả rõ rệt.
Giúp ổn định huyết áp – Cây cốt khí có tác dụng gì?
Cần chuẩn bị cốt khí, lá tre, thổ phục linh, trục diệp, gừng tươi mỗi vị 5g, sắc với 300ml nước lọc đến khi còn 150ml là đạt, chia thành 2 phần bằng nhau uống hết trong ngày.
Chữa viêm gan do thấp nhiệt
Chuẩn bị những dược liệu sau: hy thiêm, kim tiền thảo, nhân trần, hồng táo, đan sâm, bán chi liên, cốt khí mỗi vị 20g, phục linh, hoạt thạch mỗi vị 10g, đại hoàng 5g, hoắc hương và cam thảo mỗi vị 6g. Đem tất cả dược liệu sắc với 500ml nước lọc đến khi còn 250ml là đạt, chia hỗn hợp thành 2 phần đều nhau uống trong ngày.
Chữa rắn độc cắn, mụn nhọt
Lấy lượng vừa đủ bồ công anh, liên kiều, kim ngân hoa, cốt khí rửa sạch, để ráo. Giã nát tất cả dược liệu rồi đắp trực tiếp lên vết thương.
Trị ho, viêm họng
Hoàng cầm 10g, tỳ bà diệp 5-10g, cốt khí 10, ngân hoa 5g đem sắc với 200ml nước lọc đến còn 100ml là đạt. Chia hỗn hợp thành 2 phần uống hết trong ngày, thực hiên 5-7 ngày sẽ thấy giảm ho rõ rệt.
Chữa đau cột sống cổ
Bài thuốc cần có dược liệu cốt khí 10g, lá lốt 15g, cỏ xước và dây đau xương mỗi vị 8g. Cho tất cả dược liệu vào ấm sắc với 1 lít nước lọc cho đến khi cạn dần còn lại 200ml là đạt. Chia hỗn hợp thành 2 phần uống hết trong ngày, kiên trì thực hiện đến khi bệnh có khởi sắc.
Những lưu ý khi sử dụng cây cốt khí
Cây cốt khí có nhiều tác dụng đối với sức khỏe là thế tuy nhiên cần lưu ý những điểm sau để tránh tác dụng đáng tiếc có thể xảy ra:
- Rễ cốt khí có tính hoạt huyết nên hoàn toàn chống chỉ định cho phụ nữ có thai vì đe dọa sẩy thai.
- Dùng lâu ngày có thể gây chứng mẫn cảm, khó thụ thai.
- Người rong kinh tuyệt đối không sử dụng dược liệu cốt khí vì sẽ gây kéo dài tình trạng rong kinh.
- Không dùng dược liệu cốt khí cùng lúc với thuốc chống đông máu và thuốc gây co mạch vì cốt khí làm chậm quá trình đông máu.
- Nếu chuẩn bị phẫu thuật thì cần ngưng dùng dược liệu cốt khí để giảm nguy cơ chảy máu trong và sau phẫu thuật.
- Hãy đảm bảo rằng việc bạn dùng thuốc từ dược liệu cốt khí đã được sự đồng ý của bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn để loại bỏ những tác dụng gây hại cho cơ thể.
Cây cốt khí có tác dụng gì, cách dùng và lưu ý khi sử dụng đã được liệt kê chi tiết trong bài, hy vọng bạn đọc đã có được những thông tin hữu ích để sử dụng dược liệu một cách hợp lí.
Mình cần tư vấn gia công
Mình cần tư vấn
Bên bạn có nhận nguyên liệu và đóng gia công thành viên không
Tư vấn cho tôi nhé
Mình cần tư vấn gia công
Mình cần tư vấn
Mình cần tư vấn
Tư vấn cho tôi nhé
Tư vấn cho tôi nhé
Tư vấn cho mình nhé
Tôi cần mua nguyên liệu này
Mình muốn mua nguyên liệu
Tôi muốn mua nguyên liệu này
Tư vấn cho mình nhé
Mình cần tư vấn
Tư vấn cho mình nhé
Tôi có nhu cầu mua dược liệu